Lựa chọn dây chuyền công nghệ

Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ và chế độ công nghệ chưng cất phụ thuộc vào các đặc tính của nguyên liệu và mục đích của quá trình chế biến, với dầu mỏ có chứa lượng khí hòa tan thấp (0,5 ÷ 1,2%), trữ lượng xăng thấp (phân đoạn có nhiệt độ sôi đến 180oC chiếm 12 ÷ 15%), hiệu suất các phân đoạn cho tới 350oC không lớn hơn 45% thì thuận tiện nhất và cũng phù hợp hơn cả là nên chọn sơ đồ chưng cất ở áp suất khí quyển với bay hơi một lần và một tháp tinh cất.

Với dầu mỏ chứa nhiều phần nhẹ, tiềm lượng sản phẩm trắng cao (50 ÷65%), chứa nhiều khí hòa tan (lớn hơn 1,2%), chứa nhiều phân đoạn xăng (20÷ 30%) thì nên chọn sơ đồ chưng cất ở áp suất khí quyển với bay hơi hai lần.

Lần một tiến hành bay hơi sơ bộ phần nhẹ và tinh cất chúng ở tháp sơ bộ, còn lần 2 tiến hành chưng cất phần dầu còn lại. Ở tháp chưng sơ bộ, ta tách được phần khí hòa tan và phần xăng có nhiệt độ sôi thấp ra khỏi dầu. Để ngưng tụ hoàn toàn hơi bay lên phải tiến hành chưng cất ở áp suất cao hơn (0,35÷1Mpa). Nhờ áp dụng chưng 2 lần mà ta có thể giảm được áp suất trong tháp thứ hai đến áp suất 0,14÷0,16 Mpa và nhận được từ dầu thô lượng sản phẩm trắng nhiều hơn, còn chưng cất ở áp suất thấp khi dùng nguyên liệu là cặn của quá trình chưng cất AD được dùng với mục đích hoặc nhận nguyên liệu cho quá trình cracking xúc tác hay quá trình Hydrocracking.

Công nghệ chưng cất bay hơi một lần và tháp chưng cất

Với yêu cầu thiết kế phân xưởng chưng cất dầu thô ít phần nhẹ thì ta chọn sơ đồ chưng cất ở áp suất khí quyển với bay hơi một lần và một tháp tinh cất là phù hợp nhất.

Ưu điểm của công nghệ chưng cất dầu thô là gì?

Quá trình làm việc của sơ đồ công nghệ này là sự bốc hơi đồng thời các phân đoạn nhẹ và nặng góp phần làm giảm được nhiệt độ bốc hơi và nhiệt lượng đốt nóng dầu trong lò, quá trình chưng cất cho phép áp dụng trong điều kiện thực tế chưng cất dầu. Thiết bị loại này có cấu tạo đơn giản, gọn, ít tốn kém.

Nhược điểm của dầu được chưng cất chân không là gì?

Đối với loại dầu chứa nhiều phần nhẹ, nhiều tạp chất lưu huỳnh, nước thì gặp nhiều khó khăn khi áp dụng loại hình công nghệ chưng cất này. Khó khăn đó là áp suất trong thiết bị lớn, vì vậy cần phải có độ bền lớn, tốn nhiên liệu, đắt tiền, cấu tạo thiết bị phức tạp để tránh gây nổ do áp suất cao. Do đó sơ đồ công nghệ này chỉ được chọn cho quá trình chưng cất loại dầu có nhiều phân đoạn nặng (ít phần nhẹ), ít nước, ít lưu huỳnh.

Xem thêm: Các dòng sản phẩm bơm hút chân không ULVAC

Một số thiết bị chính trong dây chuyền

Tháp chưng cất

Để có hiệu quả phân tách tốt, quá trình xúc pha trong tháp tinh luyện phải xảy ra đồng đều, triệt để. Do vậy, người ta phải trang bị các cơ cấu bên trong tháp nhằm đạt mục đích này.

Trong tháp chưng gồm hai phần: phần phía trên đĩa nạp liệu của tháp thực hiện quá trình làm tăng nồng độ của cấu tử nhẹ trong pha hơi nên gọi là phần tinh luyện. Còn phần phía dưới đĩa nạp liệu của tháp thực hiện quá trình làm tăng nồng độ cấu tử nặng trong pha lỏng nên gọi là phần chưng. Do vậy phần đáy tháp phải cung cấp thêm nhiệt hay phải đưa thêm tác nhân bay hơi vào.

Thiết bị trao đổi nhiệt

Thiết bị ống xoắn ruột gà

Loại thiết bị này được dụng sớm nhất trong công nghiệp hoá chất. Thường người ta dùng cách uốn lại thành nhiều vòng xoắn và đặt vào trong thùng, hoặc gồm nhiều ống thẳng nối lại vơi nhau bằng khuỷu, một chất tải nhiệt cho vào thùng còn chất tải nhiệt khác đi trong ống xoắn, vì thùng có thể tích lớn hơn nhiều so với thể tích của ống xoắn cho nên vận tốc của chất tải nhiệt chứa trong thùng nhỏ. Vì vậy hệ thống cấp nhiệt ở mặt ngoài của ống bé tức là hệ số truyền nhiệt không thấp, loại thiết bị này thường được dùng để làm nguội hoặc đun nóng, hiệu quả làm việc thấp

Thiết bị ống lồng ống

Dùng để trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng, khí và hơi. Về cấu tạo thiết bị gồm có nhiều loại ống, đoạn này tiếp lên đoạn kia nối lại với nhau nhờ các ống khuỷu, mỗi đoạn gồm hai ống có đường kính khác nhau, lồng vào nhau. Mỗi chất lỏng tải nhiệt đi ở ống trong còn một chất tải nhiệt đi ở khoảng không gian giữa hai ống và thường cho hai lưu thể đi ngược chiều nhau.

Thiết bị ống chùm

Thiết bị này được dùng phổ biến trong công nghiệp hoá chất có ưu điểm là có cấu tạo gọn, chắc chắn, bề mặt truyền nhiệt lớn. Loại này là loại ống chùm kiểu ống đứng, gồm có vỏ hình trụ, hai đầu hàn hai lưới ống, các ống truyền nhiệt được ghép chắc vào lưới ống. Đáy và nắp nối với vỏ bằng mặt bích có bu lông ghép chắc.

Lò đốt

Time needed: 8 hours

Cấu trúc của lò ống cấu tạo bởi 5 phần

  1. Phần bức xạ nhiệt

    Là phần quan trọng của lò đốt và còn gọi là buồng đốt, ở đây nhiên liệu được đốt cháy trực tiếp để tạo ra ngọn lửa

  2. Phần đối lưu

    Thường đặt trên phần bức xạ ở phần này sẽ hấp thụ nhiệt của khí cháy toả ra từ vùng đốt bằng đối lưu nhiệt, phần này là một hệ thống ống sắp đặt một cách khép kín.

  3. Phần thu hồi nhiệt

    Phần này sẽ thu hồi từ khí cháy toả ra từ phần đối lưu. Nhiệt thu hồi có thể quay trở lại tuần hoàn cho lò đốt hoặc sử dụng vào mục đích khác.

  4. Phần đối lưu

    Thường đặt trên phần bức xạ ở phần này sẽ hấp thụ nhiệt của khí cháy toả ra từ vùng đốt bằng đối lưu nhiệt, phần này là một hệ thống ống sắp đặt một cách khép kín.

  5. Phần đốt cháy

    Đây là bộ phận phát nhiệt, nó là phần quan trọng của lò đốt. Điều quan trọng là tạo ra ngọn lửa và điều chỉnh sao cho ngọn lửa tiếp xúc với những ống đốt và làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn

  6. Phần thông gió

    Thiết bị phần thông gió đóng vai trò quan trọng, nó dẫn khí cháy vào buồng đốt và đưa khí thải ra ngoài lò đốt. Hệ thống thông gió có thể là tự nhiên hay cưỡng bức.

Xem thêm: Giới thiệu các quy trình sấy trong sản xuất sữa bột,

Download tài liệu kỹ thuật chưng cất chân không dầu thô

download

Chuyên gia

0969.65.38.61