Phương pháp sấy phun sữa bột

Sữa nguyên liệu được đưa vào vòi phun trở thành những hạt nhỏ li ti trong buồng sấy đồng thời không khí nóng cũng được đưa vào. Khi không khí bị đun nóng, thể tích của nó tăng lên còn mức độ bão hoà giảm, khả năng hấp thụ nước tăng lên, không khí nóng ở đây đóng vai trò nguồn năng lượng và chất hấp phụ nước. Thời gian tiếp xúc giữa sữa và không khí nóng rất ngắn nên nhiệt độ sữa tăng không quá cao.

Trong sản xuất công nghiệp, thường sử dụng hệ thống sấy phun hai giai đoạn hoặc hệ thống sấy phun có sử dụng băng tải. Hệ thống sấy phun có sử dụng băng tải là phổ biến nhất hiện nay. Khi đó quá trình sấy sữa sẽ gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1

75% lượng không khí nóng với nhiệt độ 270 – 280 oC sẽ được đưa vào buồng sấy chính tại các vị trí xung quanh vòi phun sữa nguyên liệu, 25% lượng không khí nóng còn lại với nhiệt độ 100-150 oC sẽ đi qua lưới phân bố và toả đều xuống bên dưới từ trần buồng sấy. Nếu độ ẩm quá cao hiện tượng kết dính xảy ra mạnh làm tăng kích thước của chúng. Kết quả sữa bột không đạt được độ mịn đồng nhất về kích thước và cấu trúc của hạt.

Giai đoạn 2

Băng tải vận chuyển sữa từ buồng sấy chính qua buồng sấy phụ, với vận tốc chuyển động của băng tải là 1m/ph. Khi đó dòng tác nhân sấy trên đường thoát ra khỏi thiết bị ở cửa đáy sẽ xuyên qua lớp sữa bột trên băng tải và tách thêm một lượng ẩm nữa trong các hạt sữa, độ ẩm sữa bột giảm xuống còn 3-10%.

Giai đoạn 3

Tại buồng sấy phụ người ta đưa không khí nóng vào với nhiệt độ 110-140 oC. Dòng tác nhân sấy này sẽ xuyên qua lớp sữa bột trên băng tải rồi thoát ra ngoài dưới đáy buồng. Nhiệt độ khí thoát là 74-76oC. Có 5% lượng sữa bột thoát ra theo các dòng khí thải được thu hồi nhờ hệ thống xyclon. Người ta cũng bố trí hệ thống thu hồi nhiệt từ khí thải để tiết kiệm năng lượng cho quá trình sấy.

Trong công nghiệp sản xuất sấy phun hay sử dụng sấy phun là do sấy phun có nhiều ưu điểm hơn các quá trình sấy khác:

  • Thời gian tiếp xúc giữa các hạt lỏng và tác nhân sấy trong thiết bị rất ngắn nên sự tổn thất các hợp chất dinh dưỡng mẫn cảm với nhiệt độ là không đáng kể.
  • Sản phẩm sấy phun thu được là những hạt có hình dạng và kích thước tương đối đồng nhất.
  • Thiết bị sấy phun thường có năng suất cao và làm việc liên tục.

Công nghệ chế biến khoai lang tím bằng sấy thăng hoa

Các thiết bị chính trong quá trình sản xuất

Thiết bị ly tâm

Cấu tạo: Thiết bị gồm có thân máy, bên trong là thùng quay, được nối với một motor truyền động bên ngoài thông qua trục dẫn. Các đĩa quay có đường kính dao động từ 20 ÷102 cm và được xếp chồng lên nhau. Các lỗ trên đĩa ly tâm sẽ tạo nên những kênh dẫn theo phương thẳng đứng. Khoảng cách giữa hai đĩa ly tâm liên tiếp là 0.5 ÷ 1.3 mm.

Thiết bị thanh trùng

Quá trình thanh trùng sữa được sử dụng trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng

Thiết bị đồng hóa

1- motor chính 6- hộp piston
2- bộ truyền đai 7- bơm
3- đồng hồ đo áp suất 8- van
4- trục quay 9-bộ phận đồng hóa
5- piston 10- hệ thống tạo áp suất thủy lực

Thiết bị cô đặc

Các loại máy bơm chân không sử dụng trong hệ thống cô đặc

Thiết bị sấy phun 2 giai đoạn

  1. Bộ phận gia nhiệt không khí cho buồng sấy phun;
  2. buồng sấy phun;
  3. buồng sấy tầng sôi;
  4. bộ phận gia nhiệt không khí cho buồng sấy tầng sôi;
  5. quạt cung cấp không khí làm nguội;
  6. quạt cung cấp không khí có độ ẩm thấp để làm nguội;
  7. rây bột sản phẩm.
Thiết bị sấy phun có sử dụng băng tải

Download tài liệu công nghệ sấy phun trong sản xuất sữa bột

Download

Author

  • Ngoc Duy | Good Motor

    Cao Ngọc Duy là kỹ sư tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Ngọc Duy hiện là kỹ sư phụ trách kỹ thuật chân không tại Good Motor Việt Nam.

0932.95.15.81