Quy trình sản xuất sữa bột
Quy trình sản xuất sữa bột trong công nghệ sấy phun được thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất sữa bột là sữa tươi nguyên cream hoặc sữa gầy. Để sản phẩm có chất lượng ổn định, các yêu cầu về chỉ tiêu hóa lý, vi sinh và cảm quan cho nguyên liệu cũng rất khắt khe như trong nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác từ sữa. Hàm lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào lượng chất béo có trong sữa nguyên liệu ban đầu và được xác định bằng phương pháp thực nghiệm .
- Chuẩn hoá
Quá trình chuẩn hoá sữa nhằm hiệu chỉnh hàm lượng chất béo trong nguyên liệu và được thực hiện trên dây chuyền tự động bao gồm máy ly tâm, bộ phận phối trộn, các dụng cụ đo (lưu lượng kế, tỷ trọng kế ) bơm và thùng chứa. Sữa bột nguyên cream có hàm lượng chất béo là 26-33%, sữa bột gầy có hàm lượng chất béo 1%.
- Thanh trùng
Mục đích: nhằm làm giảm số VSV trong sữa đến mức thấp nhất, đồng thời làm vô hoạt các enzym, đặc biệt là nhóm enzym bền nhiệt lipase, làm thay đổi tính chất của prôtein. Thanh trùng thường được thực hiện ở 80-85 oC trong vài giây. Quá trình thanh trùng sữa được thực hiện trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng.
- Cô đặc
Mục đích: Cô đặc nhằm tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiệm chi phí năng lượng cho quá trình sấy sữa tiếp theo. Người ta dùng cô đặc chân không. Cô đặc ở áp suất chân không thì thường khắc phục được những nhược điểm trên vì thời gian cô đặc ngắn và nhiệt độ thấp nên tránh được các thay đổi sâu sắc về cấu trúc của sữa vốn xảy ra mãnh liệt ở 100 oC, đặc biệt là tránh được sự biến đổi của đường lactose, do đó sản phẩm có chất lượng và màu sắc tốt.
- Đồng hóa
Do hàm lượng chất béo trong sữa sau quá trình cô đặc khá cao nên nhà sản xuất thực hiện quá trình đồng hoá để giảm kích thước hạt béo và phân bố đều chúng trong sữa. Trong công nghệ chế biến sữa, quá trình đồng hoá được sử dụng với mục đích ổn định hệ nhũ tương, chống lại sự tách pha dưới tác dụng của trọng lực nên còn gọi là quá trình nhũ hoá.
- Sấy sữa
Sấy là quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu dưới tác dụng của nhiệt. Nước tách ra khỏi vật liệu nhờ sự khuếch tán do: chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu; chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường bên trong.
Các loại máy bơm chân không EDWARDS dùng cho các quy trình sấy
Đóng gói và hoàn thiện sản phẩm
Sữa bột sau khi sấy phun sẽ được đưa qua hệ thống rây rồi đi vào thiết bị đóng gói. Thông thường người ta sử dụng bao bì bằng kim loại hoặc bao bì giấy để đựng sản phẩm. Yêu cầu chung về bao bì là phải hạn chế sự tiếp xúc của ánh sáng, không khí và độ ẩm từ môi trường xung quanh đến sữa bột. Người ta thường đóng gói trong điều kiện chân không hoặc thổi hỗn hợp 90% nitơ và 10% hydro vào hộp trước khi ghép nắp nhằm kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.
Ưu nhược điểm của công nghệ sấy phun
Về mặt ưu điểm
Công nghệ này có thể sấy được các loại vật liệu dạng dung dịch, dạng huyền phù, dạng pase với thời gian sấy khá nhanh
Sản phẩm thu được ở dạng bột min, không cần nghiền, sữa bột hòa tan tố và chất lượng hầu như không đổi so với ban đầu
Thiết bị này có thể dễ dàng tự động hóa, điều khiển bằng máy tính
Ứng dụng rộng rãi trong thực tế như sản xuất bột cam, cà phê hòa tan… đặc biệt là sữa bột hòa tan vì nó cho chất lượng cao và thời gian sấy ngắn mà các thiết bị khác không đáp ứng được
Về mặt nhược điểm
Chi phí năng lượng cho quá trình sấy lớn, tổn thất nhiệt nhiều, hiệu suất sử dụng nhiệt không cao chỉ khoảng 50-60%
Thiết bị khó gia công, khó chế tạo đặc biệt là cơ cấu phân tán tạo sương. Quá trình sấy diễn ra trong tháp với chế độ thủy động lực phức tạp