Tổng quan về tinh dầu thông

Tinh dầu thông là một loại tinh dầu dễ bay hơi có thể chiết xuất từ gỗ cây thông và nhựa thông sống. Chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tinh dầu thông là hàm lượng α-pinene, đôi khi gồm cả β-pinene. Tinh dầu thông sau đó tiếp tục được xử lí năng cao hàm lượng cấu tử chính để làm tinh dầu thông tinh khiết có tính thương mại và ứng dụng rộng lớn trên thị trường.

Đặc điểm của tinh dầu thông

  • Trạng thái vật lý: lỏng, không màu hoặc màu vàng nhạt
  • Mùi: có mùi và vị đặc trưng.
  • Nhiệt độ sôi: 154°C ÷ 170°C
  • Nhiệt độ nóng chảy: -60°C đến -50°C
  • Tỷ trọng (ở 20°C): 0,854 ÷ 0,868

Tinh dầu thông không tan trong nước, tan được trong các dung môi không phân cực như benzene, chloroform, ete, carbon disultife… có khả năng hòa tan trong xăng và dầu hỏa.

Ứng dụng của tinh dầu thông

Tinh dầu thông đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau:

  • Công nghiệp chất béo: với khả năng thấm ướt tốt, nhiều bọt, hòa tan tốt các chất béo, giá thành vừa phải, dầu thông được sử dụng cùng với các chất béo khác để nấu xà phòng.
  • Công nghiệp giấy: colophan được dùng để chế keo phủ lên bề mặt giấy giữ cho giấy không bị nhòe mực và làm xấu màu sắc của mực.
  • Công nghiệp điện: chế tạo các vật liệu điện, phối hợp với các loại nhựa khác để chế tạo sơn ngâm tẩm cách điện cho các dụng cụ điện.
  • Công nghiệp cao su: chế vải sơn, phủ bóng cho các sản phẩm làm bằng cao su, cho thêm vào cao su để tăng độ đàn hồi.
  • Công nghiệp xây dựng: nâng cao tính chất cơ học của đá xây dựng và các công trình bằng bê tông.
  • Công nghiệp dầu mỏ: chế tạo chất bôi trơn đặc quánh.
  • Công nghiệp dệt: chế tạo các chất cắn màu dùng cho quá trình nhuộm
  • Công nghiệp khai khoáng: được sử dụng chủ yếu như chất tạo bọt trong tuyển nổi đồng, quặng chì, kẽm.

Tháp chưng chân không tách tinh dầu

Tháp chưng chân không loại đệm

Time needed: 1 hour and 30 minutes

Quá trình phân tách tinh dầu ở áp suất chân không thường có một số đặc điểm sau:

  1. Khả năng ngưng tụ

    Khả năng giảm áp suất thường bị giới hạn ở điều kiện ngưng tụ hơi tạo thành. Khi dùng nước làm tác nhân lạnh yêu cầu nhiệt độ đỉnh tháp chưng ≥ 500C. Với hệ thống được đầu tư hệ chân không sâu phải đảm bảo độ kín hệ thống và hệ làm lạnh, ngưng tụ phải dùng đến tác nhân lạnh đặc biệt

  2. Ảnh hưởng của áp suất

    Khi giảm áp suất, độ bay hơi tương đối của nhiều hệ cấu tử tăng. Độ bay hơi tương đối tăng thì hệ càng dễ tách, số bậc lý thuyết cần cho quá trình giảm đi. Nếu số bậc lý thuyết không đổi thì chỉ số hồi lưu cần thiết cho cùng một quá trình có thể giảm. Mặt khác nếu số bậc lý thuyết và chỉ số hồi lưu không đổi thì nồng độ sản phẩm đỉnh sẽ tăng.

  3. Nhiệt đọ chưng cất

    Nhiệt độ chưng thấp làm giảm các phản ứng như phân hủy, polyme hóa, đổi màu của hệ không bền nhiệt.
    Nhiệt độ sôi thấp, tương ứng với nhiệt cấp cho đáy tháp không quá cao. Do đó, tháp có thể dùng nguồn năng lượng kinh tế hơn như hơi nước, nước nóng…

Tháp chưng cất tinh dầu thông

Một số tháp cất phân đoạn khác nhau được biết đến mà phổ biến nhất sử dụng trong phòng thí nghiệm là tháp đệm. Ưu điểm cơ bản của tháp đệm là hiệu suất cao, trở lực nhỏ và thời gian lưu sản phẩm cần chế biến trong tháp ngắn, đây lại là yêu cầu cơ bản của quá trình chưng chân không. Tháp loại đệm làm việc chủ yếu theo nguyên tắc ngược chiều của dòng lỏng và dòng hơi. Dòng lỏng trong tháp đi từ trên xuống nhờ tác dụng của lực trọng lượng qua vùng chuyển khối do lớp đệm tạo ra. Ở vùng chuyển khối, chất lỏng chuyển động dạng lớp màng hoặc ở dạng các giọt lỏng.

Sơ đồ thiết bị xác định lỏng – hơi

Quy trình lấy mẫu tinh dầu sử dụng thiết bị cân bằng pha lỏng – hơi

Lắp đặt hệ thống và các thiết bị phụ trợ như thế nào?

– Lắp đặt hệ thống tạo chân không và bẫy chân không để đảm bảo độ chân không cho hệ thống làm việc.
– Sử dụng đá và muối để làm tác nhân lạnh cho bẫy chân không.
– Lắp đặt hệ thống làm lạnh bao gồm các sinh hàn và đường nước làm lạnh. Sử dụng nước làm lạnh ở nhiệt độ: 100C.
– Lắp đặt bếp điện.
– Lắp ống mao quản điều chỉnh độ chân không.
– Tra mỡ chân không vào các khớp nối.
– Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống trước khi vận hành, kiểm tra độ kín, các đường nước làm lạnh, nhiệt kế, hệ thống lấy sản phẩm, mao quản, hoạt động của bơm chân không và bẫy chân không, khả năng hoạt động của bếp điện.

Hướng dẫn rửa tháp chưng cất?

– Tháo bỏ các chất còn trong lần chưng trước và làm sạch bình chưng.
– Rửa hệ thống chưng bằng nước cất.
– Rửa toàn bộ thiết bị chưng bằng cồn 300.
– Rửa toàn bộ thiết bị chưng bằng cồn 900.
– Sấy khô thiết bị chưng.

Thực nghiệm chưng cất tinh dầu như thế nào?

Đong lượng tinh dầu thông cần chưng V=100ml.
Cho lượng tinh dầu đã đong vào vào bình chưng.
Bắt đầu tiến hành quá trình chưng cất gián đoạn ở áp suất chân không 28Kpa và 1,05Kpa.
Chưng ổn định ở khoảng nhiệt độ: 400C ÷ 750C bằng cách điều chỉnh lượng nhiệt cấp vào (điều chỉnh hoạt động của bếp điện).

Nên làm gì sau khi thí nghiệm chưng cất?

Sau khi hoàn thành quá trình chưng cất, tiến hành tắt bếp, để nguyên hệ thống làm lạnh trong vòng 30 ÷ 45 ph rồi mới tiến hành tắt đường nước làm lạnh.
Tháo nhiệt kế, ống mao quản rồi làm sạch và cất giữ cẩn thận.
Vệ sinh bình chưng, rửa hệ thống như bước 2.
Sấy khô và ngắt điện hệ thống.
Tháo rời các bộ phận như trước khi tiến hành, sắp xếp gọn gàng các thiết bị trong tủ hút trước lúc kết thúc thí nghiệm

Xem thêm: Kỹ thuật sấy thăng hoa trong sản xuất chè hòa tan, Ứng dụng của bơm chân không

Download tài liệu kỹ thuật chưng cất tinh dầu chân không

download

Chuyên gia

0969.65.38.61