Tinh dầu là sản phẩm ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới, chúng được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm, dược phẩm hay trong ngành hóa học. Ở thời Ai Cập cổ người ta dùng tinh dầu để tạo hương thơm và chăm sóc cơ thể. Vậy tinh dầu được tạo ra như thế nào? Và cách chưng cất tinh dầu xả, quế bằng công nghệ chưng cất chân không như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu những điều trên qua bài viết dưới đây.

1. Chưng cất tinh dầu là gì?

Có ba phương pháp chưng cất tinh dầu:

  • Chưng cất bằng hơi nước
  • Chưng cất bằng nước và hơi nước
  • Chưng cất bằng nước

Trong đó, phương pháp chưng cất hơi nước áp suất thấp được sử dụng phổ biến nhất để chiết xuất và phân lập tinh dầu từ thực vật. Trong quá trình chưng cất hơi nước, hơi nước đi qua nguyên liệu thực vật. Sự kết hợp của hơi nước nóng và áp suất thấp làm cho tinh dầu chuyển từ thể lỏng thành khí, giải phóng khỏi các túi bảo vệ tinh dầu cực nhỏ. Khi hỗn hợp hơi chảy qua bình ngưng tụ và nguội đi, nó tạo ra một lớp dầu và một lớp nước. Sau đó, áp suất và nhiệt độ tiếp tục được điều chỉnh đến khi tinh dầu chuyển sang thể khí và bốc lên đến đỉnh, tách tinh dầu ra khỏi hydrosol (nước được chưng cất với tinh dầu), cuối cùng thu được tinh dầu nhờ ngưng tụ.

Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng các thiết bị đơn giản và thời gian chưng cất tương đối nhanh nhưng năng suất chất lượng không được đảm bảo, đặc biệt là các loại thực vật có hàm lượng tinh dầu thấp.

Hình ảnh quá trình chưng cất chân không

2. Chưng cất chân không là gì?

Chưng cất chân không là chưng cất được thực hiện dưới áp suất giảm, cho phép tinh chế các hợp chất không thể chưng cất ở áp suất của môi trường xung quanh, đặc biệt là với các hợp chất bền nhiệt. Kỹ thuật này phân tách các hợp chất dựa trên sự khác biệt về điểm sôi của chúng tạo thành các cấu tử riêng biệt bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình bay hơi và ngưng tụ.

3. Vì sao chưng cất chân không được ưa chuộng hơn chưng cất thông thường?

Ưu điểm chính của phương pháp chưng cất chân không là nó cho phép chưng cất các vật liệu nặng hơn ở nhiệt độ thấp hơn so với phương pháp chưng cất thông thường, do đó tránh được sự ảnh hưởng đến tính chất hóa học của thành phần. Ví dụ các chất nhạy cảm với nhiệt độ (chẳng hạn như beta carotene) cần chưng cất chân không để loại bỏ dung môi khỏi hỗn hợp mà không làm hỏng sản phẩm. Chưng cất chân không đôi khi được đề cập đến như chưng cất ở nhiệt độ thấp, loại chưng cất này được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu mỏ.

Ngoài ra phương pháp này cũng cho thành phẩm với độ tinh khiết cao hơn vì áp suất thấp làm tăng độ bay hơi tương đối trong hầu hết các hệ thống. Một ưu điểm khác của chưng cất chân không là giảm chi phí vốn và chi phí vận hành cao hơn một chút.

4. Ứng dụng của chưng cất chân không trong sản xuất tinh dầu xả, quế

Quy trình điều chế cinnamaldehyde từ dầu quế bằng cách sử dụng chưng cất chân không đã được nghiên cứu. Điều kiện chưng cất chân không như sau: áp suất 1.333 kPa, nhiệt độ hồi lưu tổng 60-70 ℃, nhiệt độ thu thành phần nhẹ 60-100 ℃, nhiệt độ thu thành phần giữa 90-115 ℃, nhiệt độ thu cinnamaldehyde thô 110 -125 ℃, tỷ lệ hồi lưu 2: 1. Trong các điều kiện này, độ tinh khiết và hiệu suất của sản phẩm cuối cùng lần lượt là 98,66% và 84,68%.

Hình ảnh của tinh dầu quế

Quá trình chưng cất chân không có thể được áp dụng để chiết suất tinh dầu sả bằng cách tăng nồng độ citral trong tinh dầu sả. Phương pháp chưng cất chân không được coi là một phương pháp hiệu quả để thu được các phân đoạn riêng biệt với hoạt tính kháng khuẩn tăng lên, do đó mang lại chất lượng tốt hơn cho tinh dầu sả.

Tinh dầu xả thu được từ quá trình chưng cất

Qua bài viết vừa rồi hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình chưng cất tinh dầu. Nếu có bất kì thắc mắc nào về thông tin bài viết, các bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được giải đáp thắc mắc.

Good Motor Vietnam Co., Ltd

TP.HCM
- 51 Bàu Cát 1, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM (Văn phòng)
- 04 Liên Khu 1-6, Bình Trị Đông, Bình Tân, TP.HCM (Kho hàng)
- Lầu 8,Số 19 Nguyễn Đình Chính, P.11, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội
- Đội 1, Lạc Thị, Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội (Kho hàng)
- 934 Đường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Nơi nhận hàng, bảo hành)

Đà Nẵng
- Số 1, Đường Phạm Hùng, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng (Nơi nhận hàng, bảo hành)

 

Các giải pháp bơm hút chân không

Chúng tôi cung cấp bơm hút chân không Nhật, Châu Âu đã qua sử dụng với các ứng dụng tiêu biểu:

Buồng hút chân không khử bọt keo Resin, Epoxy, Silicon
Giá thành thấp, phù hợp các bạn cá nhân sản xuất thủ công, quy mô nhỏ

Chế tạo máy hút chân không để khử bọt dung dịch theo tiêu chuẩn công nghiệp, tiêu chuẩn phòng sạch. Chúng tôi thiết kế, chế tạo, lắp đặt theo yêu cầu khách hàng.

Tư vấn ứng dụng bơm hút chân không để hút dịch bệnh nhân trong các phòng khám nha khoa.

Tư vấn bơm hút chân không phụ trợ bơm hút chân không Turbo, bơm hút chân không khuyết tán dầu.
Bơm hút chân không trong phân tích quang phổ, phân tích kính hiển vi.

Giải pháp hút chân không để nâng hạ vật nặng.
Ứng dụng giác hút chân không.

Cung cấp hệ thống bàn hút chân không kẹp giữ phôi máy CNC

Tư vấn máy hút chân không cho bàn hút chân không kẹp giữ phôi máy CNC.

Tư vấn bơm hút chân không khô, máy bơm hút chân không vừa hút, vừa thổi cho máy in offset.

Tư vấn máy bơm hút chân không cho ứng dụng sấy thăng hoa.

Tư vấn máy bơm hút chân không cho ứng dụng chiết xuất tinh dầu

Tư vấn bơm hút chân không cho ứng dụng chưng cất rựu, chưng cất mật ong, chưng cất các loại chất lỏng.

Hút chân không trước khi bơm khí gas máy lạnh
Hút chân không làm sạch đường ống hệ thống điện lạnh tòa nhà

Bơm hút chân không cho máy ép kính màn hình điện thoại
Bơm hút chân không cho máy ép kính ốp tường ngành trang trí nội thất

Author

  • Ngoc Duy | Good Motor

    Cao Ngọc Duy là kỹ sư tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Ngọc Duy hiện là kỹ sư phụ trách kỹ thuật chân không tại Good Motor Việt Nam.

0932.95.15.81