Tháp chưng cất chân không

Chưng cất dầu trong công nghiệp hoạt động liên tục ở nhiệt độ không quá 370oC – nhiệt độ hydrocarbon bắt đầu phân hủy – cracking. Từ dầu thô nhận được các sản phẩm sáng như xăng, dầu hỏa, diesel. Sau khi chưng cất khí quyển (AR) cặn mazut được đưa sang cụm chưng cất chân không (VR) trong liên hợp chưng cất khí quyển – chân không (AVR). Nhờ chưng cất chân không nhận được thêm các phân đoạn dầu nhờn và cặn chân không.

Phương pháp phổ biến nhất để tách các phân đoạn ra khỏi mazut là chưng cất trong chân không. Chân không hạ nhiệt độ sôi của hydrocarbon và cho phép lấy được distilat có nhiệt độ sôi 500oC ở nhiệt độ 410 ÷ 420oC. Tất nhiên khi gia nhiệt cặn dầu đến 420oC thì sẽ diễn ra cracking một số hydrocarbon, nhưng nếu distilat nhận được sau đó được chế biến thứ cấp thì sự hiện diện của các hydrocarbon không no không có ảnh hưởng đáng kể. Để điều chế distilat dầu nhờn thì phân hủy cặn phải ít nhất bằng cách tăng hơi nước, giảm chênh lệch áp suất trong tháp chân không. Nhiệt độ sôi của hydrocarbon giảm mạnh nhất khi áp suất dư thấp hơn 50mmHg. Do đó cần ứng dụng chân không sâu nhất mà phương pháp cho phép.

Đặc điểm chưng cất trong tháp chân không

Đặc điểm chưng cất trong tháp chân không tương tự như trong tháp chưng cất khí quyển. Tuy nhiên nó cũng có một số đặc điểm riêng liên quan với áp suất dư trong tháp thấp, điều kiện nung nóng nhiên liệu có thành phần phân đoạn nặng. Trong tháp chân không cần tạo điều kiện để cất được nhiều nhất và phân hủy ít nhất. Để làm được điều này cần sử dụng thiết bị tạo chân không để có được áp suất chân không thấp nhất trong hệ. Để giảm thời gian lưu của mazut trong lò nung và giảm trở lực nên sử dụng lò nung hai chiều, đưa hơi nước vào ống xoắn của lò, giảm thiểu khoảng cách giữa cửa nhập liệu vào tháp và cửa ra khỏi lò nung, tăng đường kính ống dẫn nguyên liệu, giảm thiểu các chỗ uốn góc, dạng chữ S.

Để tránh rơi các giọt chất lỏng do hơi cuốn theo vào vùng cô của tháp và làm hòng distilat, trong tháp cần lắp các tấm chặn mặt sàng và sử dụng các phụ gia tạo bọt. Distilat từ tháp có thể rót trực tiếp từ cốc rót, qua thiết bị làm khô và qua tháp bay hơi. Nhờ tháp bay hơi đã làm ăng khả năng phân tách, nhưng khó tạo chân không hơn( do tăng trở lực của ống dẫn và mâm trong tháp bay hơi, bơm không khí qua phần nối không bằng phẳng)

Mô hình tháp chân không

Tháp chưng cất chân không được ứng dụng để cất hỗn hợp mazut ở áp suất chân không sâu và nhiệt độ sôi cao (đến 4300C) thành các phân đoạn dầu nhờn và cặn chân không.
Chiều cao tổng cộng từ 15m đến 30m, đường kính đạt 12m. Khi chế biến dầu không ăn mòn, tháp được chế tạo từ thép carbon. Khi chế biến dầu lưu huỳnh, tháp được làm thép lưỡng kim loại, còn lớp trong và mâm được chế tạo từ thép không rỉ. Kết cấu của nó khác với các tháp khác là phần trên và dưới hẹp hơn. Điều này là do thể tích hơi ở phần trên và phần chưng thấp hơn nhiều so với phần bay hơi ở giữa, và cần phải giảm thủy phân cặn chân không nên thời gian lưu của nó trong vùng nhiệt độ cao phải giảm. Để tạo mức dâng cần thiết cho máy bơm tháo cặn từ đáy tháp, tháp được đặt trên đệm bê tông cốt thép cao. Phần chưng có đường kính nhỏ hơn phần giữa 1.5 đến 2 lần

Sơ đồ khối công nghệ chưng cất dầu thô

Download: Tài liệu chuyên sâu kỹ thuật chân không

Lợi ích của sấy thăng hoa sử dụng bơm chân không

Download tài liệu kỹ thuật chưng cất chân không dầu thô

download

Author

  • Ngoc Duy | Good Motor

    Cao Ngọc Duy là kỹ sư tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Ngọc Duy hiện là kỹ sư phụ trách kỹ thuật chân không tại Good Motor Việt Nam.

0932.95.15.81