Trong các máy đóng gói, ta cần dùng giác hút chân không để giữ thùng carton, để nâng vật.

Trong các nhà xưởng, cần nâng các vật nặng để di chuyễn, xấp xếp các vật.

Giác hút chân không nâng tấm thép

Trong kho bãi, cần dùng hệ thống hút chân không để nâng, giữ hàng.

Một bài toán quan trọng là cần phải tính lực để chọn giác hút chân không và máy hút chân không phù hợp.

Trường hợp 1: Tính lực cần để giữ khi nâng vật theo phương đứng, bề mặt giác hút song song với mặt đất

Hình 1: Tính lực khi nâng vật bằng giác hút chân không trường hợp 1

Fth = m x (g+a) x S
Fth: Lực nâng lý thuyết cần có để nâng vật (N)
m: khối lượng vật cần nâng (Kg)
g: Gia tốc trọng trường (m/s^2)
a: Gia tốc nâng vật (m/s^2)
S: Hệ số an toàn (dùng 1 hoặc 1.5)

Ví dụ: cần nâng tấm thép nặng 200kg, với gia tốc 5 m/s^2, cần lực bao nhiêu và bao nhiêu giác hút chân không đường kính hút là 10cm.

Trường hợp 2: Nâng vật và di chuyển theo phương ngang

Lực ma sát để giữ vật không bị trượt theo phương ngang

Lực tổng hợp = Trọng lực + Lực để tạo lực ma sát (lực ma sát lớn hơn lực quán tính khi vật di chuyển) – Liên hệ Good Motor (0932951581) để được hỗ trợ tính toán miễn phí.

Trường hợp 3: Bề mặt giác hút đặt vuông góc với mặt đất

Hình 3: Nâng hạ vật nặng bằng giác hút chân không theo phương đứng
Tính lực cần để giữ vật bằng giác hút chân không với phương đứng

Fth: Lực lý thuyết cần để giữ vật
m: khối lượng vật cần nâng
g: gia tốc trọng trường
a: gia tốc vật di chuyển
u: Hệ số ma sát
+ u=0.1 : bề mặt có dầu, trơn
+ u=0.2; 0.3 : bề mặt ướt, ít trơn
+ u=0.5 : bề bặt gỗ, thép tấm, thủy tinh, đá hoa cương
+ u=0.6 : bề mặt sần sùi
S: hệ số an toàn (Có thể dùng hệ số an toàn là 1.5 hoặc 2)

Ví dụ bạn cần nâng tấm thép nặng 200 kg, di chuyển với gia tốc 5 (m/s2), giác hút được bố trí theo trường hợp như trên hình 3.
Lực hút chân không cần để giữ vật là:
F = (m/u) x (g+a) x S = (200/0.5) x (9.8 + 5) x 1.5 = 8.880 N
Giả sử, lúc này nếu bạn dùng 1 bơm hút chân không tầm trung (5-12 triệu) tại Good Motor, bạn sẽ đạt lưu lượng và áp suất phù hợp.

Với 1 giác hút có đường kính 50mm, tiết diện tiếp xúc để nâng vật:
S = 3.14 x (d/2)^2 = 19.6 cm^2
=> Lực nâng mỗi giác hút sẽ là: 160 N (Liên hệ Good Motor để chọn bơm chân không phù hợp)
=> Do đó bạn cần số giác hút: n = 8.880 N/ 160N = 56 giác hút

Với 1 giác hút có đường kính 120 mm, tiết diện S= 3.14x(12/2)^2 =118 cm^2
=> Lực nâng mỗi giác hút: 708 N
=> Do đó bạn cần: 8880/944 = 10 giác hút

Chuyên gia

0932.95.15.81