Chuẩn bị thay cánh gạt carbon cho bơm chân không

Cách thay cánh gạt cho máy bơm: Sau khi phát hiện cánh gạt bị hỏng, gãy, cần kiểm tra model của bơm cũng như xác định kích thước của cánh gạt bơm chân không khô để chuẩn bị cánh gạt mới cho bơm chân không. Để chọn được cánh gạt mới bạn có thể kiểm tra mã các phụ kiện đi kèm bơm chân không của mình để chuẩn bị loại cánh gạt có cùng kích thước. Tuy nhiên, nếu không có bảng tra mã cánh gạt thì bạn có thể đo trực tiếp để chuẩn bị cánh gạt cho bơm chân không.

Những loại cánh gạt phổ biến hiện nay như cánh gạt carbon bơm chân không becker, Cánh gạt carbon bơm chân không Busch, Wonchang là những loại cánh gạt chất lượng tốt hiện nay.

Quy trình thay cánh gạt cho máy bơm chân không khô cánh than

Cách thay cánh gạt bơm chân không có thể được thực hiện theo các bước sau:

  1. Tháo vỏ máy bơm chân không

    Đầu tiên, bạn cần thảo vỏ máy bơm chân không để tiếp cận các bộ phận bên trong. Điều này thường đòi hỏi bạn sử dụng các công cụ cần thiết và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình thực hiện.

  2. Tháo mặt bích của bơm hút chân không khô

    Sau khi thảo vỏ, bạn sẽ tháo mặt bích của bơm hút chân không khô bằng các công cụ phù hợp. Mặt bích này có nhiệm vụ giữ các bộ phận bên trong vững chắc và đảm bảo quá trình hoạt động của máy bơm chân không.

  3. Lấy cánh than bị gãy, võ ra ngoài

    Tiếp theo, bạn sẽ lấy cánh than bị gãy hoặc cũ ra ngoài và tách khỏi các bộ phận còn lại của máy bơm chân không. Cánh than này là một phần quan trọng trong quá trình hoạt động của máy bơm và thường cần được thay thế sau một thời gian sử dụng

  4. Dùng khí nén để làm sạch lọc gió bơm chân không và các khe cánh

    Sau khi lấy ra cánh than, bạn cần sử dụng khí nén để làm sạch lọc gió bơm chân không và các khe cánh. Điều này giúp loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất tích tụ trên các bộ phận này, giúp đảm bảo máy bơm chân không hoạt động hiệu quả hơn.

  5. Thực hiện vệ sinh mặt bích và mặt rotor

    Sau khi làm sạch các bộ phận còn lại, bạn cần thực hiện vệ sinh mặt bích và mặt rotor bằng cách sử dụng chất tẩy rửa và khăn mềm. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác trên các bộ phận này, giúp đảm bảo hoạt động ổn định và tránh hư hỏng trong quá trình sử dụng.

  6. Thay cánh mới và lắp lại mặt bích

    Sau khi vệ sinh các bộ phận, bạn sẽ thay cánh mới và lắp lại mặt bích bằng cách tuân theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Lưu ý : Sau khi lắp mặt bích thì khoảng cách giữa trục rotor và mặt tiếp xúc khoảng 0.03-0.04 mm

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bơm chân không, người dùng cũng cần chú ý thường xuyên kiểm tra cánh gạt bơm chân không để xác định độ mài mòn từ đó quyết định có nên thay cánh gạt carbon mới cho bơm chân không tránh để bơm bị gãy cánh sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bơm.

Bên cạnh đó, sau khi thay cánh gạt cho bơm chân không cần chạy thử để xác định bơm chân không đã hoạt động bình thường chưa? Trong trường hợp bơm chân không không hoạt động hoặc các chỉ số không đạt theo yêu cầu thì cần kiểm tra và xác định các lỗi hỏng còn lại để tiến hành sữa chữa.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục máy bơm khô Becker bị gãy lá than, Các loại bơm chân không Edwards

Author

  • Ngoc Duy | Good Motor

    Cao Ngọc Duy là kỹ sư tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Ngọc Duy hiện là kỹ sư phụ trách kỹ thuật chân không tại Good Motor Việt Nam.

0932.95.15.81