Nguyên lý làm việc của bơm chân không khô
Vòng dầu kiểu Rotor cánh gạt với hệ thống đặt lệch tâm sao cho bề mặt sát với lòng Stator để làm kín ngăn không cho khí từ bên cổng xả lọt sang cổng hút, điều này có nghĩa là khi muốn bơm đạt được áp suất chân không cao. Khi hoạt động Rotor quay với tốc độ cao, dưới tác dụng với lực ly tâm, các cánh gạt bơm chân không khô sẽ văng ra và vét bề mặt tạo thành các ngăn khí giữa các cánh bơm.
Cánh bơm đầu đi qua cổng hút sẽ kéo theo không khí đi vào cổng hút, dòng khí đi vào buồng hút được kéo giãn cho đến khi được đóng lại bởi cánh thứ hai. Quá trình này được thực hiện liên tục cho đến khi đạt độ chân không cần thiết
Cấu tạo của máy bơm chân không khô
Được lắp ghép từ 200 bộ phận có kích thước khác nhau, trong đó có các bộ phận quan trọng khi hoạt động thường tiêu hao và phải được thay thế sau thời gian dài sử dụng.
- Rotor: được thiết kế đặt lệch tâm với stator. Đây là điểm khác biệt so với các loại máy bơm khác.
- Cánh gạt: được chế tạo bằng than Carbon có tính chịu nhiệt tốt, chịu mài mòn cao và giảm thiểu độ ma sát. Nó được đặt trong các rảnh của Rotor.
- Van một chiều cổng hút và van xả một chiều bơm chân không.
- Các bộ lọc bụi than qua cổng xả và lọc gió cho cổng hút.
- Khớp nối dẫn động từ động cơ đến rotor bơm.
- Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: gioăng, phớt cũng là bộ phận quan trọng góp phần làm tăng áp suất bơm. Các bộ phận này cũng bị tiêu hao sau một thời gian dài hoạt động nên cần được thay thế.
Ứng dụng của bơm chân không khô được sử dụng trong các ngành công nghiệp đòi hỏi độ an toàn, sạch sẽ, không chứa nhiều hơi nước và có mức nhiệt độ trung bình như: in ấn, đóng gói bao bì, dùng trong phòng thí nghiệm hay các bệnh viện, y tế, thực phẩm,…