Cô đặc chân không (Vacuum concentration) là một quy trình được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất hóa chất, thực phẩm hay dược phẩm, giúp tăng nồng độ dung dịch. Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích và phục vụ cho nhiều ứng dụng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về công nghệ cô đặc chân không.

Khái niệm về cô đặc chân không bằng bơm hút chân không

Cô đặc chân không là gì?

Cô đặc chân không (Vacuum concentration) là quá trình cô đặc, thay vì sử dụng nhiệt độ để làm bay hơi nước như phương pháp thông thường, cô đặc chân không được thực hiện ở áp suất chân không để làm giảm nhiệt độ sôi của dung dịch cô đặc, giúp cho dung dịch giữ được chất lượng, không bị biến chất do nhiệt độ cao.
Phương pháp cô đặc chân không có thể làm bay hơi nước ở nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn. Do dưới áp suất chân không, nước hoặc dung dịch có thể sôi và bay hơi ở nhiệt độ phòng.

Tổng quan về thiết bị cô đặc chân không

Hoạt động dựa trên lực ly tâm, chân không và nhiệt để loại bỏ dung môi và cô đặc các chất hòa tan, giúp dung dịch không bị biến chất ở nhiệt độ cao; đặc biệt hữu ích cho ứng dụng có axit và bazơ mạnh trong hóa học tổ hợp.

Thiết bị cô đặc chân không áp dụng chân không trong hệ thống để giảm điểm sôi của dung môi để chất lỏng hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn, ví dụ, nước sôi ở –7,5 ° C ở áp suất 10 mbar. Quá trình cô đặc có thể xảy ra ở mọi nhiệt độ sôi và mọi áp suất. Với áp suất chân không, dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C.

Phân loại thiết bị cô đặc chân không

Có nhiều cách để phân loại thiết bị cô đặc chân không. Theo cấu tạo, thiết bị cô đặc chân không được chia thành hai loại sau:

  • Hệ thống cô đặc chân không nhiều nồi: Phương pháp này có thể tiết kiệm hơi đốt, hơi thứ có thể sử dụng để tạo nhiệt đốt cho nồi tiếp theo. Phương pháp này có hiệu quả kinh tế tốt hơn so với sử dụng hơi đốt cho 1 nồi. Tuy nhiên số lượng nồi không nên quá lớn vì sẽ làm giảm hiệu quả. Thiết bị cô đặc chân không 3 nồi loại sử dụng tương đối phổ biến hiện nay.
Hệ thống cô đặc chân không nhiều nồi
  • Thiết bị cô đặc chân không 1 nồi: có thể hoạt động theo phương pháp liên tục hay gián đoạn. Hệ liên tục thường dùng cho vùng nồng độ và độ nhớt dung dịch thấp hay tương đối thấp. Còn hệ một nồi gián đoạn dùng khi cần nâng cao nồng độ sản phẩm (sản phẩm keo, sệt, paste).
Hệ thống cô đặc chân không một nồi

Phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân không

Thiết bị cô đặc chân không sử dụng sự kết hợp của nhiệt, chân không và lực ly tâm để làm bay hơi các mẫu dễ bay hơi. Phương pháp này được sử dụng để làm bay hơi, làm khô, tinh chế và đặc biệt là cô đặc sản phẩm nhanh.

Có hai phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân không:

  1. Phương pháp cô đặc bằng nhiệt: Dưới tác dụng của nhiệt, dung môi từ trạng thái lỏng sẽ chuyển thành hơi nước.
  2. Phương pháp cô đặc lạnh: Khi hạ thấp nhiệt độ, dung môi kết tinh thành dạng rắn làm tăng nồng độ cho dung dịch.

Nguyên tắc của thiết bị cô đặc chân không

  • Tiến hành với áp suất chân không
  • Dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C. Từ đó, dung dịch tách bằng phương pháp cô đặc tuần hoàn tốt, dung môi ít tạo cặn và có sự bay hơi liên tục.

Cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không

Cấu tạo chung của thiết bị cô đặc chân không bao gồm:

  • Khoang đun nóng nguyên liệu
  • Khoang chứa hơi
  • Khoang nước ngưng

Cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không gián đoạn 1 nồi

  • Nồi cô đặc
  • Thiết bị ngưng tụ
  • Bình chứa nước ngưng tụ
  • Bình chứa nước bơm chân không
  • Bơm chân không
  • Máy khuấy trộn
  • Thiết bị đo áp suất chân không
  • Hệ thống bảng điện kiểm soát

Ứng dụng thiết bị cô đặc chân không

Trong sản xuất, các ứng dụng cô đặc chân không được biết đến là phương pháp được sử dụng để cô đặc nước hoặc dung môi hữu cơ trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và hóa chất.

Thiết bị cô đặc chân không được ứng dụng trong nhiều ngành hóa chất
  • Công nghiệp thực phẩm và dược phẩm như: Cô đặc nước muối, cô đặc dung dịch xút, trong quá trình sản xuất mía đường, nước trái cây, nước ép, dịch đạm, nước mắm, dịch tôm, dịch cá
  • Công nghiệp hóa học: Sản xuất hóa chất NaOH, Muối NaCl, muối vô cơ.

Good Motor Vietnam Co., Ltd

TP.HCM
- 51 Bàu Cát 1, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM (Văn phòng)
- 04 Liên Khu 1-6, Bình Trị Đông, Bình Tân, TP.HCM (Kho hàng)
- Lầu 8,Số 19 Nguyễn Đình Chính, P.11, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội
- Đội 1, Lạc Thị, Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội (Kho hàng)
- 934 Đường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Nơi nhận hàng, bảo hành)

Đà Nẵng
- Số 1, Đường Phạm Hùng, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng (Nơi nhận hàng, bảo hành)

 

Các giải pháp bơm hút chân không

Chúng tôi cung cấp bơm hút chân không Nhật, Châu Âu đã qua sử dụng với các ứng dụng tiêu biểu:

Buồng hút chân không khử bọt keo Resin, Epoxy, Silicon
Giá thành thấp, phù hợp các bạn cá nhân sản xuất thủ công, quy mô nhỏ

Chế tạo máy hút chân không để khử bọt dung dịch theo tiêu chuẩn công nghiệp, tiêu chuẩn phòng sạch. Chúng tôi thiết kế, chế tạo, lắp đặt theo yêu cầu khách hàng.

Tư vấn ứng dụng bơm hút chân không để hút dịch bệnh nhân trong các phòng khám nha khoa.

Tư vấn bơm hút chân không phụ trợ bơm hút chân không Turbo, bơm hút chân không khuyết tán dầu.
Bơm hút chân không trong phân tích quang phổ, phân tích kính hiển vi.

Giải pháp hút chân không để nâng hạ vật nặng.
Ứng dụng giác hút chân không.

Cung cấp hệ thống bàn hút chân không kẹp giữ phôi máy CNC

Tư vấn máy hút chân không cho bàn hút chân không kẹp giữ phôi máy CNC.

Tư vấn bơm hút chân không khô, máy bơm hút chân không vừa hút, vừa thổi cho máy in offset.

Tư vấn máy bơm hút chân không cho ứng dụng sấy thăng hoa.

Tư vấn máy bơm hút chân không cho ứng dụng chiết xuất tinh dầu

Tư vấn bơm hút chân không cho ứng dụng chưng cất rựu, chưng cất mật ong, chưng cất các loại chất lỏng.

Hút chân không trước khi bơm khí gas máy lạnh
Hút chân không làm sạch đường ống hệ thống điện lạnh tòa nhà

Bơm hút chân không cho máy ép kính màn hình điện thoại
Bơm hút chân không cho máy ép kính ốp tường ngành trang trí nội thất

Author

0932.95.15.81