Những lưu ý khi lắp đặt và vận hành máy

Lưu ý khi lắp đặt

Khi chuẩn bị ống dây:

  • Chọn ống phù hợp với kích thước của mặt bích hút và xả
  • Ống có thiết bị bảo vệ tổng hợp( ống lõi lò xo,…)
  • Ống đạt đủ tiêu chuẩn, có thể tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường xung quanh.
  • Chọn ống phù hợp với lưu lượng hút như mong muốn
  • Nên lựa chọn những ống to để thoát hơi nhanh, khí không bị nén do thoát hơi chậm
Ống hút chân không

Khi vận chuyển máy:

  • Lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp, tránh các khu vực nhỏ hẹp và những nơi khó giám sát.
  • Nên lựa chọn những nơi thoáng mát, tầm nhìn tốt, chuyên viên có thể vào bảo trì, sửa chữa.
  • Quá trình vận chuyển máy phải được đảm bảo an toàn, tránh trường hợp bị rơi gây hỏng máy và nguy hiểm đến con người.
Vận chuyển máy bơm đúng cách
Vận chuyển máy bơm sai cách

Lưu ý khi vận hành

  • Khi vận hành phải đảm bảo được máy bơm hoạt động bình thường, không xảy ra hiện tượng rung lắc hay tiếng ồn quá lớn trong lúc máy vận hành
  • Kiểm tra định kỳ các điều kiện làm việc của hệ thống bằng các thiết bị đo đạc lắp đặt (áp suất
    đồng hồ đo, đồng hồ đo chân không, đồng hồ đo nhiệt độ, ampe kế, v.v.)
  • Trước khi vận hành, phải kiểm tra mức dầu trong bồn chứa qua mặt kính thăm dầu, tránh để bơm bị khô do thiếu hụt dầu.
  • Khi dấu điện cho động cơ phải kiểm tra chiều quay của động cơ, máy bơm quay đúng chiều mới hút. Nếu quay ngược chiều thì đảo 2 dây pha bất kỳ.
  • Khi máy hoạt động, kiểm tra thường xuyên đường thoát hơi của ống xả có bị nghẹt không.
  • Lúc vận hành, máy có nhiệt độ khoảng từ 50-60oC. Nếu vượt quá, nên cho máy dừng hoạt động và kiểm tra lại máy.
Lưu ý khi vận hành máy bơm vong dầu

Một số lỗi thường gặp và cách giải quyết

Các vấn đề thường gặp đối với máy bơm vòng dầu

  1. Máy không tạo chân không hoặc áp suất tạo ra không sâu

    – Có thể là do máy đấu dây sai nên bơm không chạy
    – Ống hút bị rò rỉ, áp suất ngược cao
    – Động cơ quay không đúng chiều
    – Hỏng cánh gạt, hỏng thiết bị đo áp suất

  2. Máy tạo ra tiếng ồn lớn

    – Động cơ sử dụng nguồn điện quá lớn
    – Lượng dầu trong bồn thấp, máy bị khô
    – Vòng bi của động cơ bị lỗi

  3. Máy rung lắc khi hoạt động

    – Do sai lệch khớp nối của động cơ
    – Máy không được bôi trơn do ít dầu, cánh phíp ma sát lớn
    – Lắp ráp máy bơm sai
    – Động cơ chạy quá công suất định mức

  4. Máy bị rò rỉ dầu

    – Ống dẫn dầu bị hư hỏng hoặc bị hở
    – Bồn chứa dầu bị nứt, bể

  5. Bơm không hoạt động

    – Đấu nối dây sai
    – Động cơ bị hỏng hoặc khớp nối không đảm bảo
    – Vòng bi trong trục quay bị lỗi
    – Trục động cơ bị kẹt

  6. Bơm bị kẹt trục động cơ

    – Vòng bi bị lỗi, lắp ráp động cơ sai
    – Dầu nóng tạo cặn bám vào động cơ
    – Các chất bản xâm nhập vào máy

  7. Bơm bị các chất bẩn đi vào

    – Môi trường làm việc không được đảm bảo
    – Bơm bị hở giữa các khớp nối
    – Ống hút bị nứt, vỡ

Các lỗi thường gặp của máy bơm vòng dầu
Các khắc phục các lỗi thường gặp của máy bơm

Để khắc phục một số vấn đề trên, bạn nên tham khảo các giải pháp dưới đây:
– Kiểm tra điện áp, công suất tiêu thụ, nguồn và loại động cơ đang sử dụng
– Sữa chữa đường ống và các van để tránh rò rỉ dầu
– Điều chỉnh lưu lượng hút phù hợp với áp suất mong muốn
– Điều chỉnh, thay thế bộ tản nhiệt dầu tránh để dầu có nhiệt độ quá cao
– Căn chỉnh và cố định lại các khớp nối của động cơ
– Thay thế vòng bi, tháo máy bơm(nếu cần thiết)
– Nạp dầu và kiểm tra dầu thường xuyên
– Vệ sinh máy bơm, kiểm tra các thiết bị đo và thay thế nếu cần

Author

  • Ngoc Duy | Good Motor

    Cao Ngọc Duy là kỹ sư tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Ngọc Duy hiện là kỹ sư phụ trách kỹ thuật chân không tại Good Motor Việt Nam.

0932.95.15.81